Chuyển đến nội dung chính

LibreOffice Writer: Làm việc với hình ảnh


1.1. Insert (chèn)

Writer hỗ trợ chèn hình ảnh từ các nguồn sau:
  • From File: từ tập tin
  • From Scan: từ máy scan
  • Galery: từ thư viện sẵn có của Libreoffice

1.1.1. Chèn hình ảnh từ tập tin

Để chèn hình từ tập tin ta vào menu: Insert > Picture > From file...
Hoặc từ thanh công cụ Drawing click biểu tượng sau:
Trong hộp thoại xuất hiện, ta tìm chọn tập tin hình ảnh cần chèn, nhấp OK để chèn vào văn bản.
Ở góc dưới bên trái của hộp thoại này ta có các tùy chọn sau:
  • Preview: Hiển thị khung xem trước hình ảnh (như ở trên)
  • Insert as Link: chèn hình ảnh dưới dạng liên kết với tập tin


  • Có 2 chế độ chèn hình ảnh: Link (liên kết) và Embed (nhúng).
  • Với chế độ link, hình ảnh chèn vào văn bản liên kết trực tiếp với tập tin gốc. Nếu tập tin gốc bị sửa đổi hoặc xóa, hình ảnh cũng được tự động sửa đổi/xóa theo.
  • Chế độ embed thì hình ảnh được chứa ngay trong tài liệu văn bản, không phụ thuộc gì nữa vào tập tin gốc.
    Chế độ Link giúp linh hoạt trong việc sửa đổi hình ảnh đã chèn, đồng thời nó cũng giúp việc xử lí văn bản nhẹ nhàng hơn chế độ embed.
    Có cách để chúng ta chuyển hình ảnh từ chế độ Link > Embed, nhưng quá trình ngược lại thì ta buộc phải chèn lại hình ảnh. 
    Bạn cũng có thể chèn hình ảnh từ tập tin bằng cách kéo thả tập tin đó vào văn bản.

1.1.2. Chèn hình ảnh từ thư viện (Galery)

Vào menu Tool > Galery để bật thư viện, chọn nhóm đề tài và sau đó chọn hình ảnh thích hợp trong danh sách, click chuột phải > Insert > Link (Copy) hoặc kéo thả vào vị trí cần chèn.

Hình 1: Galery

1.2. Sắp xếp hình ảnh (positioning images)

Để sắp xếp hình ảnh trong văn bản ta cần quan tâm đến các khái niệm sau:
  • Anchor: Vị trí tương đối của hình ảnh so với các thành phần kí tự, đoạn, trang
  • Wrap: cách thức bao bọc của văn bản xung quanh đối với hình ảnh
  • Arrange: Thứ tự lớp (z-index) giữa các hình ảnh với nhau
  • Alignment: căn chỉnh vị trí tương đối so với dòng văn bản

1.2.1. Anchor (điểm neo)

Mỗi hình ảnh luôn phải có một điểm neo (anchor), điểm neo giúp xác định vị trí của hình ảnh so với các thành phần khác. Có các hình thức sau:
  • To page: vị trí tương đối của hình ảnh được xác định dựa trên trang chứa nó
  • To paragraph *: ví trí hình ảnh dựa trên đoạn văn bản chứa nó, hình ảnh tự động di chuyển cùng đoạn văn bản
  • To Character: tương tự To Paragraph (chỉ khác là không áp dụng được cho các hình vector vẽ bằng Writer); vị trí hình ảnh dựa trên kí tự liền trước nó, hình ảnh có thể được di chuyển.
  • As character: hình ảnh được xem giống như một kí tự, chiều cao dòng văn bản hình ảnh bằng chiều cao hình ảnh đó.

1.2.2. Chế độ bao (Wrap)

Khi đã xác định được điểm neo, tiếp theo ta cần xác định chế độ bao (wrap), có các hình thức sau:
  • No Wrap: không bao bọc, hình ảnh sẽ đứng độc lập, không có văn bản 2 bên
  • Page Wrap & Optimal Page Wrap: văn bản sẽ bao bọc xung quanh hình ảnh. Chế độ Optimal Page Wrap giúp ngăng văn bản nằm giữa lề và cạnh trái hình khi khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 2 cm.
  • Wrap Through: hình ảnh nằm trên (che lấp văn bản)
  • In Background: hình ảnh nằm sau văn bản (nền)

1.2.3. Xếp lớp (Arrange)

Chức năng Arrange giúp xếp lớp các hình ảnh:
  • Bring To Front: đưa hình ảnh lên lớp trên cùng
  • Bring Forward: đưa hình ảnh lên một lớp
  • Send Foward: đưa hình ảnh xuống một lớp
  • Send To Back: đưa hình ảnh xuống lớp dưới cùng
Hình : Menu Wrap (popup)


  • Mặc định ở chế độ Wrap > Page Wrap/Optimal Page Wrap, văn bản bao xung quanh khung bao hình ảnh. Để hình ảnh bao theo đúng hình dạng hình ảnh, click phải vào hình ảnh, chọn Wrap > Contour
  • chế độ Wrap > As character, bạn có thể thay đổi vị trí tương đối của hình ảnh so với dòng bằng cách kéo rê hình ảnh lên hoặc xuống.
  • Để tránh phiền toái khi có nhiều hình ảnh liền kề nhau, nằm độc lập với văn bản, bạn nên đặt chúng ở chế độ neo As Character, và sau khi hoàn tất nội dung văn bản, có thể chuyển sang các chế độ khác để sắp xếp. (để tránh sự chồng chập)

Hình 3: Một đoạn văn bản với hình ảnh trong Writer

1.3. Xén hình (crop)

Nhiều khi ta cần cắt bớt 1 phần hình ảnh không cần thiết, Writer cung cấp cho chúng ta chức năng Crop. Nhấp chuột phải vào hình ảnh > chọn Picture > Crop:
Hình 4: Cửa sổ Picutre > Crop

Trong mục Crop, Có 2 chế độ:
  • Keep scale: hình ảnh sẽ bị cắt theo đúng nghĩa thông thường, hình thu được sẽ nhỏ hơn.
  • Keep image size: kích thước hình ảnh ban đầu được bảo lưu, phần bị cắt sẽ mất, phần còn lại sẽ dãn ra cho vừa kích thương ban đầu.
Nhập kích thước cần cắt tương ứng vào các mục Left, Right, Top, Bottom, bạn sẽ thấy hình ảnh sau khi cắt ở hình bên cạnh, đường màu đen biểu thị lề ảnh sau khi cắt.
Nhấp OK để hoàn tất.

Bạn có thể lật, xoay hình, điều chỉnh màu sắc, độ sáng tối bằng các chức năng cung cấp ở thanh công cụ Picture. Nếu chưa thấy thanh công cụ, bạn vào menu View > Toolbars để bật nó.


---- o0o ----
Bài viết này nằm trong loạt: LibreOffice Writer - Một số tính năng nâng cao.
Bạn có thể tải về tại đây (link mediafire): Download


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cài đặt và sử dụng bộ gõ tiếng Việt IBus trong Ubuntu

Để sử gõ được tiếng Việt trong Ubuntu bạn cần một chương trình hỗ trợ nhập từ bàn phím, IBus là một trong số đó. Cho tới nay, nó được đánh giá là hoạt động ổn định và tốt nhất so với các phần mềm cùng loại khi trên môi trường Ubuntu. Mặc định IBus đã được cài trong Ubuntu, ta cần cài thêm ibus-unikey để gõ được tiếng Việt.

Soạn thảo công thức toán học với LibreOffice Math

Giới thiệu chung   LibreOffice Math là một công cụ trong bộ LibreOffice, cung cấp cho người dùng khả năng soạn thảo các công thức toán học, tương tự như Equation hay MathType ở MS Word. Bạn có thể tải về bộ LibreOffice tại trang chủ: www. libreoffice .org/ Yêu cầu Khi bạn cài đặt bộ LibreOffice thì đã bao gồm cả công cụ này. Mới ban đầu nó hơi khó sử dụng so với MathType, tuy nhiên sau một thời gian làm quen bạn có thể soạn thảo công thức một cách nhanh chóng hơn rất nhiều so với khi dùng MathType. Nếu như MathType tập trung vào ứng dụng soạn thảo trực quan thì LibreOffice Math thiên về sử dụng cú pháp lệnh hơn. Chắc các bạn cảm thấy hơi e ngại, nhưng đừng lo, cũng rất đơn giản thôi, và bạn sẽ cảm nhận được sự tiện lợi, nhanh chóng của nó (bạn sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào việc dùng chuột). LibreOffice Math nên được sử dụng với LibreOffice Writer và các ứng dụng khác trong bộ LibreOffice. Để xem hướng dẫn sử dụng LibreOffice bạn có thể tìm kiếm tài liệu trên internet,