Chuyển đến nội dung chính

Chín đứa con của rồng

Theo quan niệm thì Rồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. Tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền ... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).



Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau:

Bị Hí là con trưởng của Rồng.

Bị Hí

Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...

Li Vãn là con thứ hai của Rồng.

Li Vẫn

Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…

Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.

Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như  ý muốn.

Bồ Lao

Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.

Bệ Ngạn

Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.

Thao Thiết

Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Công Phúc là con thứ  sáu của Rồng.

Công Phúc

Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.

Nhai Xế

Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.

Toan Nghê

Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.

Tiêu Đồ

Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...

Tù Ngưu

Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).

Trào Phong

Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.

Phụ Hí

Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có giả thiết cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không  là loài Rùa bình thường, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).

Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).


(Sưu tầm và tổng hợp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LibreOffice Writer: Làm việc với hình ảnh

1.1. Insert (chèn) Writer hỗ trợ chèn hình ảnh từ các nguồn sau: From File : từ tập tin From Scan : từ máy scan Galery : từ thư viện sẵn có của Libreoffice 1.1.1. Chèn hình ảnh từ tập tin Để chèn hình từ tập tin ta vào menu: Insert > Picture > From file... Hoặc từ thanh công cụ Drawing click biểu tượng sau: Trong hộp thoại xuất hiện, ta tìm chọn tập tin hình ảnh cần chèn, nhấp OK để chèn vào văn bản. Ở góc dưới bên trái của hộp thoại này ta có các tùy chọn sau: Preview: Hiển thị khung xem trước hình ảnh (như ở trên) Insert as Link: chèn hình ảnh dưới dạng liên kết với tập tin Có 2 chế độ chèn hình ảnh: Link (liên kết) và Embed (nhúng). Với chế độ link, hình ảnh chèn vào văn bản liên kết trực tiếp với tập tin gốc. Nếu tập tin gốc bị sửa đổi hoặc xóa, hình ảnh cũng được tự động sửa đổi/xóa theo. Chế độ embed thì hình ảnh được chứa ngay trong tài liệu văn bản, không phụ thuộc gì n

Cài đặt và sử dụng bộ gõ tiếng Việt IBus trong Ubuntu

Để sử gõ được tiếng Việt trong Ubuntu bạn cần một chương trình hỗ trợ nhập từ bàn phím, IBus là một trong số đó. Cho tới nay, nó được đánh giá là hoạt động ổn định và tốt nhất so với các phần mềm cùng loại khi trên môi trường Ubuntu. Mặc định IBus đã được cài trong Ubuntu, ta cần cài thêm ibus-unikey để gõ được tiếng Việt.

Soạn thảo công thức toán học với LibreOffice Math

Giới thiệu chung   LibreOffice Math là một công cụ trong bộ LibreOffice, cung cấp cho người dùng khả năng soạn thảo các công thức toán học, tương tự như Equation hay MathType ở MS Word. Bạn có thể tải về bộ LibreOffice tại trang chủ: www. libreoffice .org/ Yêu cầu Khi bạn cài đặt bộ LibreOffice thì đã bao gồm cả công cụ này. Mới ban đầu nó hơi khó sử dụng so với MathType, tuy nhiên sau một thời gian làm quen bạn có thể soạn thảo công thức một cách nhanh chóng hơn rất nhiều so với khi dùng MathType. Nếu như MathType tập trung vào ứng dụng soạn thảo trực quan thì LibreOffice Math thiên về sử dụng cú pháp lệnh hơn. Chắc các bạn cảm thấy hơi e ngại, nhưng đừng lo, cũng rất đơn giản thôi, và bạn sẽ cảm nhận được sự tiện lợi, nhanh chóng của nó (bạn sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào việc dùng chuột). LibreOffice Math nên được sử dụng với LibreOffice Writer và các ứng dụng khác trong bộ LibreOffice. Để xem hướng dẫn sử dụng LibreOffice bạn có thể tìm kiếm tài liệu trên internet,