Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng FCK trong JSP


Ở đây mình trình bày cách sử dụng trên Netbean IDE.

(Các mục đánh dấu * chỉ cần dùng nếu bạn cần chức năng browse, upload file)

Tài nguyên cần thiết:

  • Thư viện fckeditor (2.6)
Các thư viện cho java:

Thư viện cơ bản để chạy fck
  • fckeditor-java-core-2.6.jar
  • slf4j-simple-1.5.8.jar
  • slf4j-simple-1.5.8.jar 
  • commons-collections-3.2.1.jar
  • commons-io-1.3.2.jar


Nếu cần sử dụng chức năng upload file, hình ảnh thì ta cần thêm các thư viện sau (*):

  • commons-fileupload-1.2.1.jar

  • imageinfo-1.9.jar

Các bước tiến hành:

  • Download, giải nén, copy thư mục fckeditor vào thư mục gốc của web site (trong Netbeans là Web Pages)

  • Thiết đặt các thông tin trong file cấu hình (web.xml)

  • Cấu hình cho một số chức năng của fckeditor (fckeditor.properties) (chỉ cần dùng nếu muốn chọn, upload hình ảnh trên server) (*)

  • Tạo file JSP, khai báo tablib và sử dụng

Chi tiết:

1.Down load, giải nén, copy thư mục fckeditor vào thư mục gốc của web site
Bạn có thể download thư viện fckeditor và các thư viện java cần thiết cho nó ở đây
2.Cấu hình file web.xml
Nếu trong project của bạn chưa có file này, click phải vào thư mục WEB-INF > New > Other … Xuất hiện hộp thoại, chọn mục Web > Web Standard Descriptor (web.xml)
Trong file web.xml, ta câu hình như sau:
<servlet>
<servlet-name>ConnectorServlet</servlet-name>
<servlet-class>net.fckeditor.connector.ConnectorServlet</servlet-class>
</servlet>
<servlet-mapping>
<servlet-name>ConnectorServlet</servlet-name>
<url-pattern>/fckeditor/editor/filemanager/connectors/*</url-pattern>
       </servlet-mapping>

Lưu ý:
  • servlet-name do chúng ta tùy chọn (chú ý đặt trùng nhau ở servletservlet-mapping)
Ta cần phải điền đúng 2 thông tin:
  • servlet-class ở thẻ servlet
  • url-pattern thuộc thẻ servlet-mapping

Để các có thể nhớ một cách đơn giản các thông tin cấu hình trên, bạn xem hình bên dưới.
Lấy giá trị cho class-name

lấy url-pattern

3.Cấu hình cho fckeditor (*)

Trong thư mục WEB-INF, thêm mới một thư mục và đặt tên là classes. Tạo file fckeditor.properties và đặt trong thư mục vừa tạo. Ở đây mình chỉ khai báo một thông tin cần thiết cho việc duyệt, upload file trên server. Bạn khai báo như sau:

connector.userActionImpl=net.fckeditor.requestcycle.impl.EnabledUserAction

Để lấy nội dung vế bên phải, bạn có thể xem hình bên dưới:
4.Khai báo, sử dụng:
Trong trang JSP bạn khai báo trong thẻ taglib
<%@taglib prefix= “fck” uri = “http://java.fckeditor.net” %>

Bây giờ ta có thể sử dụng bằng cách dùng thẻ, ví dụ:
  • instanceName: tên của editor
  • inputName: tên của ô nhập văn bản, đây sẽ là giá trị bạn sẽ dùng để lấy nội dung bằng phương thức getParameter() của đối tượng request.
  • toolbarSet: kiểu thanh công cụ. Có 2 giá trị có sẵn
  • Default: đây là giá trị mặc định, hiển thị tất cả chức năng của editor
  • Basic: chỉ hiển một số chức năng đơn giản

Một số hình ảnh:

các thư viện cơ bản
tạo file fckeditor.properties
cấu hình để duyệt và upload hình ảnh, file trên server
thêm file web.xml

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LibreOffice Writer: Làm việc với hình ảnh

1.1. Insert (chèn) Writer hỗ trợ chèn hình ảnh từ các nguồn sau: From File : từ tập tin From Scan : từ máy scan Galery : từ thư viện sẵn có của Libreoffice 1.1.1. Chèn hình ảnh từ tập tin Để chèn hình từ tập tin ta vào menu: Insert > Picture > From file... Hoặc từ thanh công cụ Drawing click biểu tượng sau: Trong hộp thoại xuất hiện, ta tìm chọn tập tin hình ảnh cần chèn, nhấp OK để chèn vào văn bản. Ở góc dưới bên trái của hộp thoại này ta có các tùy chọn sau: Preview: Hiển thị khung xem trước hình ảnh (như ở trên) Insert as Link: chèn hình ảnh dưới dạng liên kết với tập tin Có 2 chế độ chèn hình ảnh: Link (liên kết) và Embed (nhúng). Với chế độ link, hình ảnh chèn vào văn bản liên kết trực tiếp với tập tin gốc. Nếu tập tin gốc bị sửa đổi hoặc xóa, hình ảnh cũng được tự động sửa đổi/xóa theo. Chế độ embed thì hình ảnh được chứa ngay trong tài liệu văn bản, không phụ thuộc gì n

Cài đặt và sử dụng bộ gõ tiếng Việt IBus trong Ubuntu

Để sử gõ được tiếng Việt trong Ubuntu bạn cần một chương trình hỗ trợ nhập từ bàn phím, IBus là một trong số đó. Cho tới nay, nó được đánh giá là hoạt động ổn định và tốt nhất so với các phần mềm cùng loại khi trên môi trường Ubuntu. Mặc định IBus đã được cài trong Ubuntu, ta cần cài thêm ibus-unikey để gõ được tiếng Việt.

Soạn thảo công thức toán học với LibreOffice Math

Giới thiệu chung   LibreOffice Math là một công cụ trong bộ LibreOffice, cung cấp cho người dùng khả năng soạn thảo các công thức toán học, tương tự như Equation hay MathType ở MS Word. Bạn có thể tải về bộ LibreOffice tại trang chủ: www. libreoffice .org/ Yêu cầu Khi bạn cài đặt bộ LibreOffice thì đã bao gồm cả công cụ này. Mới ban đầu nó hơi khó sử dụng so với MathType, tuy nhiên sau một thời gian làm quen bạn có thể soạn thảo công thức một cách nhanh chóng hơn rất nhiều so với khi dùng MathType. Nếu như MathType tập trung vào ứng dụng soạn thảo trực quan thì LibreOffice Math thiên về sử dụng cú pháp lệnh hơn. Chắc các bạn cảm thấy hơi e ngại, nhưng đừng lo, cũng rất đơn giản thôi, và bạn sẽ cảm nhận được sự tiện lợi, nhanh chóng của nó (bạn sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào việc dùng chuột). LibreOffice Math nên được sử dụng với LibreOffice Writer và các ứng dụng khác trong bộ LibreOffice. Để xem hướng dẫn sử dụng LibreOffice bạn có thể tìm kiếm tài liệu trên internet,